( @beautydiscussion ) Danh sách "100 gương mặt đẹp nhất thế giới" được thực hiện lần đầu năm 1990, tiêu chí bình chọn dựa trên các yếu tố xinh đẹp, quyến rũ, thanh lịch, tự nhiên, sự độc đáo, triển vọng.
Dasha Taran là người mẫu kiêm blogger thời trang, có 5,2 triệu người theo dõi trên Instagram.
Người đẹp tại Tuần thời trang Seoul 2023, hồi tháng 9. Trên các diễn đàn ở châu Á, nhiều khán giả nhận xét Dasha Taran toát vẻ ngọt ngào, gọi cô là "thiên thần".
Dasha Taran thường thực hiện các video hướng dẫn trang điểm, làm tóc, tập gym. Người đẹp tiết lộ nhiều bé gái 13-14 tuổi hỏi cô phương pháp làm đẹp. Dasha Taran khuyên các thiếu nữ tập trung vào bản thân thay vì bắt chước người khác. Người mẫu nói: "Trước tiên, các bạn hãy thoải mái ăn uống, học hành, đi chơi với bạn bè, đọc sách, trau dồi kiến thức và tâm hồn". Theo Dasha Taran, ở tuổi niên thiếu, cơ thể các cô gái còn thay đổi nhiều, vì thế không cần thiết ăn kiêng hoặc cố gắng giống người khác.
Dasha Taran tự nhận hồi nhỏ không xinh xắn lắm, gương mặt và vóc dáng cô thay đổi nhờ niềng răng, kiểm soát cân nặng, tập yoga, pilates và gym.
Dasha Taran áp dụng chế độ ăn nhiều rau, ít đường. Cô chú trọng chăm sóc da, tránh nổi mụn, ảnh hưởng công việc.
Ở Hàn Quốc, Sarah là cái tên có tiếng trên mạng xã hội. Cô sở hữu tài khoản TikTok hơn 2 triệu người theo dõi, kênh YouTube hơn 22.000 người đăng ký và Instagram hơn 100.000 người hâm mộ. Cô chuyên sáng tạo nội dung về làm đẹp, khoe sắc vóc, nhảy múa và nhiều chủ đề khác về sinh hoạt thường ngày.
Tuy nhiên, điều thực sự khiến Sarah gây sốt cộng đồng mạng là ngoại hình trẻ trung thách thức tuổi tác. Nếu chỉ nhìn ảnh, không ai nghĩ người phụ nữ trong ảnh vừa đón sinh nhật lần thứ 50 vào tháng 5. Ngược lại, cô chỉ như mới ngoài 20 tuổi. Sarah có con gái tên Jenny, 20 tuổi. Hai người thường chụp ảnh và quay video TikTok cùng nhau. Cư dân mạng sửng sốt vì họ không hề giống mẹ con, mà như hai người bạn đồng trang lứa. Không chỉ sắc vóc "hack tuổi", Sarah còn có phong cách thời trang hiện đại, sành điệu và trẻ trung không kém con gái.
Video quay chung của Sarah và con gái vào đầu năm 2022. Người hâm mộ đặc biệt yêu thích những video cover vũ đạo chung của hai mẹ con. Mỗi video đăng tải trên TikTok trung bình thu hút hàng trăm nghìn lượt Thích.
Chồng Sarah cao lớn, phong độ nhưng vẫn nhìn ra được đang ở độ tuổi trung niên, khác với người vợ "bất lão".
Khi không trang điểm, làn da cô vẫn mịn màng, căng bóng. --
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo bán đấu
giá cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol (mã Ck: VNC) do
SCIC sở hữu.
Theo
đó, ngày 15/1/2024, SCIC sẽ bán đấu giá theo lô 3.150.000 cổ phần,
tương ứng 30% vốn điều lệ của VNC với giá khởi điểm để đấu giá là
171.675.000.000 đồng/lô cổ phần, tương ứng 54.500 đồng/cổ phần.
Hiện
tại, giá cổ phiếu VNC đang được giao dịch trên thị trường quanh mức
51.000 đồng/cổ phiếu và tăng 10,87% trong 6 tháng qua, mức chào bán cổ
phiếu VNC cao hơn gần 7%.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, mẹ bà
Dương Thanh Huyền - Ủy viên HĐQT đăng ký bán hết 144.900 cổ phiếu,
chiếm 1,38% vốn điều lệ tại VNC, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân
theo phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian giao
dịch từ 20/12/2023 - 18/01/2024.
Được biết, Công ty cổ phần Tập
đoàn Vinacontrol có vốn điều lệ gần 105 tỷ đồng, trụ sở đặt tại 54 Trần
Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Dịch
vụ đánh giá sự phù hợp (giám định, thẩm định, kiểm định, chứng nhận, thử
nghiệm, …) và các dịch vụ liên quan khác.
Về kết quả kinh doanh,
hết quý III công ty ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 185 tỷ đồng, tăng
28 tỷ đồng so với cùng kỳ, luỹ kế đạt hơn 511 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng
so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 9,86 tỷ đồng, tăng nhẹ so
với cùng kỳ 9,3 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng năm 2023, VNC lãi hơn 29 tỷ
đồng, tăng 2 tỷ đồng so với cùng kỳ./.
Kể
từ khi chính thức tiếp quản Twitter vào cuối tháng 10 năm ngoái, một
trong các thay đổi lớn nhất mà ông Elon Musk thực hiện đối với mạng xã
hội này là nhân sự. Khoảng 6.500 nhân viên, tương đương 80% nhân sự
Twitter đã bị cắt giảm chỉ trong vòng 6 tháng sau khi ông Musk lên nắm
quyền.
Theo
một nguồn tin nội bộ, giờ đây Twitter chỉ còn gần 1.500 người bao gồm 2
nhà thiết kế, 6 nhà phát triển iOS, 20 nhà phát triển web cùng khoảng
1.400 nhân viên kinh doanh và vận hành.
Nhưng
điều kinh ngạc hơn cả là cho dù sa thải phần lớn nhân sự đến như vậy,
website Twitter vẫn hoạt động gần như bình thường – tất nhiên ngoại trừ
một vài sự cố và lỗi kỹ thuật vặt vãnh, hầu như mọi hoạt động của hệ
thống vẫn diễn ra tương đối bình thường trong suốt thời gian đó.
Tại sao họ có thể làm được điều đó?
Trên
thực tế, đã bao giờ bạn thấy thắc mắc tại sao nhiều công ty công nghệ
tưởng chừng đơn giản lại cần đến hàng chục nghìn nhân viên chưa? Có thể
công ty đó cần đến một đội ngũ đông đảo người làm kinh doanh cũng như
vận hành, hỗ trợ công nghệ, nhưng thông thường nguyên nhân đến từ một
định luật có tên gọi Định luật Parkinson.
Ông Cyril Northcote Parkinson, người xây dựng nên Định luật mang tên ông
Được
lấy tên theo người tìm ra nó, nhà sử học Cyril Northcote Parkinson,
định luật này cho rằng các công việc ngay cả đơn giản cũng có xu hướng
mở rộng ra, chiếm hết thời gian, ngân sách và nhân lực được phân bổ cho
nó – cho dù có bao nhiêu người được phân bổ công việc này, họ vẫn luôn
cảm thấy bận rộn khi hoàn thành nó.
Họ
cảm thấy bận rộn bởi vì khi có quá thừa thời gian – hay thời gian rảnh
rỗi – trong hệ thống, họ sẽ bắt đầu tập trung vào những nhiệm vụ ngày
càng ít quan trọng hơn.
Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một cá nhân:
Giả sử bạn có một tuần để hoàn thành một báo cáo nào đó.
Nhưng
trên thực tế, bạn chỉ cần khoảng 5 tiếng đồng hồ để hoàn thành báo cáo
đó nếu thực sự tập trung và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, vì bạn biết
mình có một tuần để hoàn thành nó, bạn sẽ có xu hướng dành thời gian để
làm nó hơn mức cần thiết.
Định luật Parkinson là lý do tại sao mọi người thường trở nên năng suất khi sát đến deadline.
Bạn
trở nên phân tâm hơn, nghỉ giải lao lâu hơn và có thể quyết định thêm
nhiều chi tiết, bảng biểu khác đôi khi không cần thiết. Về cơ bản, tác
vụ này trở nên phức tạp hơn, tiêu tốn thời gian hơn chỉ bởi vì bạn có
nhiều thời gian để làm nó hơn.
Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một tổ chức:
Giả
sử đó là một công ty công nghệ lớn. Một công ty mạng xã hội với nhiều
phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban lại có nhiệm vụ riêng phải hoàn thành
để đóng góp vào năng suất chung của công ty.
Giả sử, mỗi phòng ban lại có một ngân sách riêng và thời gian nhất định để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một năm.
Theo
định luật Parkinson, mỗi bộ phận sẽ sử dụng toàn bộ ngân sách và thời
gian được phân bổ, ngay cả khi các nhiệm vụ đó lẽ ra có thể được hoàn
thành với thời gian và ngân sách ít hơn. Đó là bởi vì khi các nguồn lực
và thời gian tăng lên, các phòng ban có xu hướng trở nên phức tạp hơn và
ít hiệu quả hơn.
Ví
dụ, một bộ phận nào đó sẽ bổ sung thêm các bước khác trong quy trình
của mình, đòi hỏi phải có nhiều sự phê chuẩn hơn và nhiều công việc giấy
tờ hơn, cuối cùng làm chậm lại cả quá trình. Hoặc nó có thể sử dụng
toàn bộ ngân sách để bổ sung nhân sự và thiết bị không cần thiết thay vì
cải thiện hoặc gia tăng năng suất.
Ngoài
ra các phòng ban cũng muốn sử dụng hết ngân sách được phân bổ bởi vì
điều đó sẽ được dùng làm căn cứ để phân bổ ngân sách lớn hơn cho năm
sau, khi nhiều tổ chức thường phân bổ ngân sách cho các phòng ban dựa
trên mức chi tiêu của năm trước đó. Đó là một hiện tượng thường được gọi
là "tiêu hết tiền hoặc mất tiền" trong các tổ chức phức tạp quy mô lớn.
Sự
kém hiệu quả này cũng thường kéo theo sự thừa thãi nhân sự. Khi một
phòng ban trở nên đông đúc hơn, nó cũng bổ sung thêm nhiều vị trí quản
lý không thật sự cần thiết. Nhiều cấp bậc quản lý hơn, sẽ tạo ra nhiều
tầng lớp quan liêu hơn không mang lại hiệu suất và cũng làm chậm quá
trình ra quyết định.
Ông Musk cũng từng nói đến điều này trên một dòng tweet của mình vài năm trước.
Định
luật Parkinson là lời giải thích tại sao các tập đoàn lớn thường trở
nên kém hiệu quả, kém sáng tạo hơn theo thời gian. Xu hướng trở nên quan
liêu hơn khi bộ máy quản lý và tổ chức trở nên phức tạp hơn giống như
một con sán dây ăn mòn dần vào các tập đoàn và công ty lớn.
Twitter: Minh chứng cho tài năng quản trị của ông Elon Musk
Trong
quản trị còn một nguyên tắc thú vị khác có tên 80-20 (hay Nguyên tắc
Pareto) cho rằng: khoảng 80% kết quả do 20% nguyên nhân tạo ra. Đối với
một công ty, 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu, 20% nhân viên tạo ra
80% kết quả, 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng. Là một trong
những nhà quản trị doanh nghiệp tài ba nhất thế giới, gần như chắc chắn
ông Musk cũng không xa lạ gì điều này.
Đối
với Twitter, quyết định loại bỏ 80% nhân sự của ông Musk dường như đã
được từ trước. Từ giữa tháng 10 năm 2022, vài tuần trước khi chính thức
tiếp quản Twitter, một số báo cáo cho biết, ông Musk có kế hoạch cắt
giảm 75% nhân sự hiện có của công ty. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông
Musk đã phủ nhận các báo cáo này.
Đến
giữa tháng 11 năm 2022, ông Musk lại đăng một dòng tweet cho biết,
Twitter chỉ cần chưa đến 20% các microservice để hoạt động. Cắt giảm các
microservice đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải cắt giảm một số lượng
lớn các lập trình viên phát triển và duy trì các microservice đó.